

Theo ông Lượng, hiện nay, để phát triển nông nghiệp du lịch, người nông dân cần phát triển sâu, làm tốt những sản phẩm nông nghiệp mà mình có, giữ gìn bản sắc địa phương, từ các sản phẩm mang đặc trưng vùng miền đến tập tục truyền thống”.
Theo ông Lượng, hiện nay nông dân Việt vẫn theo nếp cũ, sản xuất manh mún, sản xuất không liên kết với nhau, đèn nhà ai nhà đấy rạng.Muốn làm nông nghiệp du lịch thì cần phải tạo mối liên kết giữa nông dân với nông dân, với tập thể như hợp tác xã. Các cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển nông nghiệp du lịch cũng cần có các biện pháp liên kết người nông dân, hướng dẫn họ cách làm nông nghiệp du lịch.

Tại hội thảo, nhiều mô hình nông nghiệp du lịch của Đài Loan đã được giới thiệu. Theo đại diện các chủ nông trại ở Đài Loan, muốn phát triển nông nghiệp du lịch thành công thì nông dân cần làm sâu, làm tốt, làm tinh chính sản phẩm nông nghiệp mà họ có. Nhiều nông trại ở Đài Loan đã thành công nhờ phát triển đa dạng, tinh tế các sản phẩm nông nghiệp của mình.
Giống như Nông trại Nhà hoa (Đài Loan) đã trồng tới 400 loài hoa cho khách du lịch đến ngắm, đồng thời người dân đến thăm Nhà hoa có thể trải nghiệm nhiều hoạt động như ngắm hoa; chiêm ngưỡng và thử gần 150 loại tinh dầu chiết xuất từ hoa, lá; được tự tay làm tinh dầu; được ăn những món ăn làm từ hoa; tắm hoa và hưởng thụ một cuộc sống tràn đầy thiên nhiên, hoa lá.
Còn tại Nông trại Bò Bay (Đài Loan), ngoài việc đi dạo trên các đồng cỏ bát ngát, ngắm các chú bò thong dong gặm cỏ, khách du lịch được trải nghiệm các sản phẩm đa dạng từ sữa như đồ ăn, thức uống thậm chí có dầu gội từ sữa, lẩu sữa…

Theo nhiều đại biểu đánh giá, xu hướng hiện nay, người dân đô thị sẽ ngày càng mong muốn tìm về với cái nguyên gốc của cuộc sống, là cuộc sống tự nhiên nhất, của nông thôn, của bản sắc dân tộc. Vì vậy, nông nghiệp du lịch chính là lợi thế lớn hiện nay của nông dân.

Phần lớn sản phẩm mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản mà chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách qua khai thác các dịch vụ bổ trợ khác. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp chưa được đầu tư hoàn chỉnh.

Theo ông Phương, người nông dân muốn phát triển nông nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy sản xuất truyền thống, không chạy theo số lượng mà phải sản xuất tinh, sản xuất sạch, đặc biệt là yếu tố sạch, thuần tự nhiên.
Nông nghiệp du lịch sẽ giúp người dân khai thác, tận dụng tối đã các giá trị sản phẩm nông nghiệp của mình, thu lợi từ việc cho khách du lịch ngắm, tham quan, trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp, bán các sản phẩm của mình với giá cao.
Nhu cầu của khách du lịch hiện nay, đặc biệt là du khách Việt cũng muốn dược sống trong không gian xanh, ăn thực phẩm sạch, tận hưởng môi trường phù hợp với cả người già lẫn trẻ con, trải nghiệm những hoạt động hứng thú, lạ lẫm.
Với mô hình nông nghiệp du lịch hiệu quả cao, người dân có thể sống sung túc với nghề nông. Vì hiện tại, cho dù nhiều chính sách hỗ trợ nông dân nhưng thực tế người dân vẫn khó khăn, bán sản phẩm mình làm ra với giá rẻ. Nông dân luôn phải chịu nghịch lý: “được mùa mất giá mà được giá thì mất mùa”.
“Do đó, việc đưa khách du lịch vào “cùng làm nông” giúp bà con có thể nâng giá trị sản phẩm, đem lại thu nhập quanh năm cho bà con. Đồng thời, việc phát triển nông nghiệp du lịch khiến nông dân không còn chạy theo số lượng để bán được nhiều mà đầu tư vào sản phẩm sạch, ngon, lạ để bán trực tiếp cho khách du lịch, tạo thu nhập tại chỗ. Để làm nông nghiệp du lịch, điều quan trọng nhất là bà con cần có cam kết sống còn là giữ gìn môi trường sinh thái, tự nhiên, sản xuất sản phẩm sạch, nếu không thì không thể thu hút được khách du lịch” – ông Phương khuyến cáo.
PV
Nguồn: tienphong.vn