Nấm ngọc cẩu – Thần dược tăng cường sức khỏe cho con người

0
318

Trong y học cổ truyền, từ lâu nấm ngọc cẩu đã được coi là một loại thuốc quý hiếm và giàu công dụng đối với cơ thể con người. Theo các thầy thuốc đông y nổi tiếng, nấm ngọc cẩu có nhiều công dụng tuyệt vời cho người sử dụng nhưng cũng đồng thời yêu cầu họ phải chế biến hay bảo quản đúng cách. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua và sử dụng nấm ngọc cẩu thì có lẽ bài viết này sẽ vô cùng hữu ích với bạn. Bài viết này đã liệt kê đầy đủ các thông tin cần thiết, từ cách chọn lựa ra sao, cách sử dụng như thế nào hay làm thế nào để chế biến cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Đặc điểm chung của nấm ngọc cẩu

Tại sao người ta lại sử dụng cái tên nấm ngọc cẩu

Có lẽ không ít người thắc mắc tại sao lại có cái tên này, câu trả lời nằm ở hình dáng bề ngoài có phần giống với bộ phận sinh dục của con chó của loại nấm này.

Chắc hẳn với hình dáng và kích thước khá lớn thì nhiều người nghĩ rằng chỉ có thể sử dụng phần bông của nấm là phần màu đỏ có dáng thon dài để làm thuốc thôi. Nhưng sự thật không phải như vậy, cả phần thân và hoa đều có thể sử dụng chữa các bệnh khác nhau.

Khu vực phân bố và thời gian thu hoạch của cây nấm Ngọc Cẩu ?

Nấm Ngọc Cẩu thường mọc trên các vùng núi cao từ 500- 2000m so với mực nước biển, chúng thường mọc và kí sinh trên rễ của các cây gỗ lớn trong các rừng sâu ẩm thấp. Ở Việt Nam loại nấm này mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Ninh Bình hay phía Nam ở KonTum…

Hàng năm cứ vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 người dân mới phát hiện và đi thu hoạch nấm trong rừng, vào những thời điểm khác trong năm hầu như không thấy sự hiện diện của cây nấm toả dương này.

Cây nấm Ngọc Cẩu phân ra hoa đực và hoa cái riêng, chúng có thể mọc cùng hoặc khác gốc. Cụm hoa đực hình trụ nhẵn dài  khoảng 10-15cm, cụm hoa cái hình cầu tròn lúc nở ra thì dạng trụ và có nhiều cánh hoa nhỏ, chiều cao hoa cái chỉ khoảng 3-5cm thấp hơn nhiều so với hoa đực.

Mùi vị của nấm ngọc cẩu

Đặc trưng của nấm ngọc cẩu là vị chát, ngay cả khi ngâm với rượu thì vị này vẫn không giảm đi nhiều. Đối với nhiều người khó tính với vị thì giải pháp tối ưu nhất là cho thêm mật ong để uống cùng.

Những khu vực nấm ngọc cẩu mọc phổ biến

Nấm ngọc cẩu là loại thực vật ưa ẩm ướt, do đó mà chúng thường được tìm thấy tại các khu vực rừng sâu núi cao tại các tỉnh có khí hậu tương đối mát mẻ như hòa Bình, Sơn La, Điện Biên,.. Khó có thể tìm thấy  và thu hoạch nấm quanh năm, vì nền nhiệt trong năm khá cao và lượng mưa ít. Lúc này nấm không thể sinh sôi và phát triển được. Phải chờ đến tháng 10 thì nấm mới bắt đầu xuất hiện trên các thân cây gỗ. Người nông dân thường phải đi sâu vào rừng nơi có tán lá rộng và độ che phủ cao mới có khả năng tìm được loại nấm này.

Nấm ngọc cẩu có đặc điểm của các loại hoa khác, có phân đực cái rõ ràng. Trên cùng một thân cây  bạn có thể tìm được cả 2 loại nấm khác nhau. Nấm có hình cầu tròn ở dạng trụ lúc chưa nở, khi nở thì nấm có nhiều cánh và có chiều dài khoảng 15cm. Bạn có thể dựa vào độ dài chuẩn này để phân biệt hoa đực và hoa cái vì hoa cái sẽ thấp hơn từ 2-3 cm.

>>> Xem thêm: nấm ngọc cẩu khô – Bạn nên biết những điều này về nấm ngọc cẩu trước khi quá muộn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.