Với nhu cầu mở doanh nghiệp gia tăng hiện nay thì có khá nhiều cá nhân và tổ chức đã mở ra cho mình những doanh nghiệp riêng vì thế chúng tôi xin mang đến cho bạn các tư liệu tham khảo về việc mở một công ty mới ra sao.
Để chọn loại hình phù hợp với doanh nghiệp của bạn
Việc bạn không thể bỏ qua trước khi thành lập mới một công ty là phải biết được có bao nhiêu người thực sự tham gia vào việc hoạt động của công ty. Một trong những căn cứ chính để xác định được loại hình của một doanh nghiệp chính là số lượng người tham gia làm việc chính. Nên hay không nên lựa chọn những loại hình doanh nghiệp nào cho doanh nghiệp của mình để phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty – Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói
Trước hết phải biết được lĩnh vực bạn muốn kinh doanh là gì
Để doanh nghiệp phát triển được tối đa nhất thì việc đi đúng hướng là một trong những điều rất quan trọng. Pháp luật nước ta đã có những quy định chặt chẽ về việc kinh doanh các ngành nghề có điều kiện chính vì vậy mà các doanh nghiệp trước khi thành lập phải biết được lĩnh vực mình sẽ kinh doanh có nằm trong các ngành nghề có điều kiện hay là không.
Những ngành nghề không có điều kiện và trong danh sách cấm thì tuyệt đối mọi doanh nghiệp đều không được kinh doanh.
>>> Nên tìm hiểu: tư vấn pháp luật – Website tư vấn, tra cứu pháp luật lớn nhất Việt Nam
Tên doanh nghiệp cần phải lựa chọn sao cho phù hợp
Luật doanh nghiệp năm 2014 có những quy định về cách đặt tên cho một doanh nghiệp hay công ty mới thành lập. Mỗi doanh nghiệp nhất định phải có tên doanh nghiệp bằng tiếng việt và bằng tiếng nước ngoài nếu có cùng với tên viết tắt nếu có của doanh nghiệp đó. Tên của doanh nghiệp phải được đặt theo quy định và những quy tắc bắt buộc của luật kinh doanh và không được đặt trùng nhau.
Tên doanh nghiệp sẽ liên quan khá chặt chẽ đến các quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc tên thương hiệu.
Tìm hiểu những khoản vốn điều lệ
Vốn điều lệ bao gồm các giá trị tài sản do tất cả các thành viên hay cổ đông của công ty đóng góp khi thành lập công ty và hay còn được coi là tổng giá trị tài sản vào việc góp vốn. Loại hình kinh doanh khác nhau cùng với thời điểm thành lập công ty khác nhau vì vậy mà vốn điều lệ của mỗi công ty cũng có sự khác biệt.
Với nhiều ngành nghề thì không có quy định cụ thể nào về mức vốn phải chính xác là bao nhiêu mà chỉ một số ngành nghề cụ thể như kinh doanh bất động sản sẽ có những yêu cầu về mức vốn kinh doanh cụ thể. Những cá nhân hay tổ chức kinh doanh về lĩnh vực bất động sản theo quy định của luật kinh doanh bất động sản quy định khoản vốn bắt buộc của các doanh nghiệp không được thấp hơn 20 tỷ và chỉ thấp hơn khi có những quy định riêng ở các trường hợp khác. Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp là điều mà quyết định khoản thuế môn bài của doanh nghiệp đó phải đóng hàng năm.
Vị trí đặt trụ sở doanh nghiệp
Vị trí đặt trụ sở của doanh nghiệp phải là địa điểm được xác định trên đất nước Việt Nam vì đây chính là nơi liên lạc và giao dịch chính phải đảm bảo đầy đủ số nhà hay ngõ ngách và tên phường xã bà thành phố và đi kèm với đó là số điện thoại hay số fax và thư điện tử nếu có.
>>> Tìm hiểu: Dịch vụ kế toán thuế – Công ty dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Hà Nội Uy Tín, Chuyên Nghiệp