Mách bạn tips tiện ích giúp bảo quản một con dấu

0
435


Con dấu được coi là một tài sản có tính chất pháp lý của các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước, cá nhân sử dụng. Điều này được quy định rất rõ ràng trong luật pháp.Dù là đồ vật rất nhỏ và dễ sử dụng nhưng nếu sử dụng và bảo quản không đúng cách sẽ khó tránh khỏi việc gây ra hư hỏng cho chúng.


Vậy làm thế nào để giữ chúng luôn bền lâu?Con dấu khi sử dụng lâu ngày sẽ bị bụi bẩn bám vào, tính tụ gây khô mực. Các dấu đóng xuống cũng sẽ không còn đậm hay rõ nét như ban đầu nữa.



Dấu sẽ được đặt vào khay sau khi sử dụng, cùng đó sẽ tạo ra những dấu lõm do chữ trên dấu tạo ra. Lâu dần các đường này càng sâu và có khả năng làm khay mực bị hư hỏng.Tình trạng xuất hiện các vết nứt trên bề mặt khay mực sẽ được giảm thiểu nhờ vào lượng mực vừa đủ được chứa tại nền tấm mút của khay mực.


Nhiều người phàn nàn về việc phải thay khay mực liên tục do khay bị hằn dấu khiến các nét mực đóng ra không còn được đẹp và đều nữa. Nguyên nhân của việc này là vì thói quen đặt mặt dấu úp vào khay mực trong thời gian dài.Để tránh diều này, bạn nên có thói quen khóa chốt khi không sử dụng.


Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn sẽ bám dần vào con dấu do đố bạn cần phải vệ sinh thường xuyên.Việc bụi bẩn bám dày không chỉ khiến con dấu nhanh hỏng mà còn gây mất thẩm mỹ đối với khách hàng, đối tác.


Nhiều loại dấu khó vệ sinh do cấu trúc có nhiều các khe, kẽ nhỏ mà tay và khăn thông thường không thể làm sạch được. Tuy nhiên chỉ cần dùng tăm bông là bạn đã có thể giải quyết vấn đề trên.Hoặc bạn có thể dùng nến để đánh bay các bụi khô rồi bóc ra.


Sử dụng dầu hoặc xăng cũng giúp tẩy bay các vết bụi bẩn, hãy thấm 1 ít chúng vào các dụng cụ lông mềm, chà xát nhẹ vào chỗ bẩn. Sau đó bạn dùng miếng vải sạch lau lại một lần nữa.Vì các đường nét dấu dễ bị hư hỏng, nên việc sử dụng các vật sắc nhọn trong việc làm sạch là tuyệt đối không nên.Nên bảo quản dấu tại nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.


>>> Xem thêm: khắc dấu quận 4 – Tìm hiểu những loại con dấu đa dạng, nhiều chủng loại


Nguyên nhân gây biến dạng bề mặt cao su của con dấu


-Do bị tác động bởi các đồ vật sắc nhọn.


-Mực không tốt, có chứa các thành phần chất độc hại gây méo mó, tan chảy lớp cao su.


-Tác động của keo 502, do người dùng khắc phục trong trường hợp kết dính giữa cán và mặt dấu bị đứt tách. Lớp keo 502 sẽ làm tan chảy, biến dạng cao su.


Các lưu ý để giữ lớp bề mặt cao su luôn bền đẹp


-Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phù hợp. Sử dụng các loại hộp đựng dấu để tránh tình trạng dấu phải tiếp xúc các vật sắc nhọn.


-Cất con dấu ở nơi trẻ con khó lấy được.


-Khi bị bong bề mặt dấu và cán không nên tự xử lý mà nên đưa đến các cơ sở sửa dấu chuyên nghiệp.


-Mua và sử dụng mực chính hãng cho dấu, vừa giúp bảo quản dấu tốt hơn mà mực chính hãng không gây độc hại cho người sử dụng.


Cách xử lý dấu khi bị biến dạng


-Các con dấu có cấu trúc khá đơn giản và không mất nhiều thời gian làm lại như con dấu chức danh, tên, logo,.. thì khi bề mặt dấu hoặc chữ bị hư hỏng bạn có thể lựa chọn phương án thay bề mặt, cán dấu hoặc làm lại cả dấu.


-Các loại dấu như dấu pháp nhân, dấu của các đơn vị cấp cao trong công ty,.. khi bị hỏng thì nên đưa đến các cơ quan có thẩm quyền để được tư vấn và giúp đỡ. Do những loại dấu đặc biệt này cần được cấp phép mới có thể lưu hành được.


Với những thông tin và cách bảo quản con dấu trên đây, chúng tôi tin rằng bạn đã có thể sử dụng con dấu một cách hiệu quả và bền đẹp nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.