Rất nhiều những chuyện tổng giám đốc hay lãnh đạo của doanh nghiệp nào đấy ở nhiệm kỳ trước đó không bàn giao hoặc bàn giao chưa xong hoặc gặp những trục trặc trong việc bàn giao giấy tờ tài liệu con dấu cho ban lãnh đạo của nhiệm kỳ mới.
Con dấu đối với một công ty hay doanh nghiệp là một tài sản có giá trị rất quan trọng trong việc xử lý các công việc thường ngày và mọi văn bản được coi là hợp lệ và hợp pháp là văn bản đã được đóng dấu do đó nếu các giấy tờ của công ty đó không có có con dấu thì sẽ rất khó khăn khi làm việc hay giao dịch.
Những thông tin cần quan tâm về giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp đã quy định thì con dấu của một công ty là tài sản riêng và rất quan trọng đối với doanh nghiệp hay công ty đó. Theo như Nghị định 58/2001/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng con dấu, thì con dấu có chức năng là “thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản hay giấy tờ của các cơ quan và tổ chức, chức danh nhà nước”.
Chưa hiểu rõ nội dung “thể hiện vị trí pháp lý” và “khẳng định giá trị pháp lý” là như thế nào về mặt lý luận pháp luật nhưng một thực tế rõ ràng là tất cả các văn bản hay tài liệu của các cơ quan tổ chức mà chưa được đóng dấu trên chữ ký thì hầu như sẽ không được chấp nhận. Những hợp đồng của công ty hay doanh nghiệp được người đại diện có thẩm quyền ký kết nhưng nếu như chưa có mộc tròn mực đỏ thì nó cũng sẽ bị trả về và bị coi là không hợp pháp. Nếu như trên các văn bản hồ sơ đều đã có chữ ký và dấu đỏ hợp lệ rồi thì những người có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đó sẽ không cần mất thời gian kiểm tra lại thẩm quyền của người ký nữa. Hầu như trong suy nghĩ của đại đa số mọi người thì con dấu chính là công cụ để bảo chứng cho chữ ký của người đứng tên trên bất kỳ văn bản hay hồ sơ nào của công ty và doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Khắc dấu Tuấn Hoàng – Tìm hiểu những loại con dấu đa dạng, nhiều chủng loại
Vai trò của con dấu đối với giao dịch dân sự thương mại
Mặc dù hiện nay vẫn có những quy định về trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu do không tuân thủ những quy định về hình thức nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ văn bản nào đề cập đến hình thức của giao dịch dân sự được kết lập bằng văn bản phải đi kèm theo con dấu để đảm bảo được tính hợp pháp của giấy tờ.
Con dấu quan trọng nhưng nó lại là một tài sản rất hay bị thất lạc hay đánh rơi hoặc bị trộm cắp và bị chiếm đoạt. Trên thực tế thì phòng văn thư hay người thư ký và thủ quỹ của công ty doanh nghiệp đó thường sẽ được người đại diện theo pháp luật giao cho quyền nắm giữ con dấu đối với trường hợp người đại diện đó vắng mặt hay thậm chí là có mặt ở đó. Thật ra thì chữ ký của người có thẩm quyền lại gắn liền với chính bản thân người đó và là một trong những đặc điểm để nhận biết hay phân biệt người này với người khác cho nên chữ ký của người có quyền ký kết văn bản đã là điều kiện cần và đủ cho hiệu lực của văn bản đó mà không cần thêm bất kỳ công cụ bảo đảm chứng cứ nào khác.
Cũng cần thấy một điều là mặc dù những quy định pháp luật thành văn bản vẫn thừa nhận vai trò của con dấu nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thì vai trò đó đã không còn có nhiều ý nghĩa trong các giao dịch điện tử hay hợp đồng thương mại điện tử được pháp luật công nhận.